Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội.
Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ (xơ gan) và xã hội (rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông…). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế? Công chức cũng nhậu, đạp xích lô cũng nhậu… bây giờ nghe nói đàn bà cũng nhậu tuốt.
Xin nêu ra những điểm “tích cực” của chuyện nhâu nhẹt:
- Đồ nhậu ngon hơn đồ nhà ( xin các bà tha tội) – dân nhậu gọi mấy kẻ hám ăn là “phá mồi”
- Quán nhậu thoải mái hơn ở nhà, vô vài ly , muốn phát ngôn gì thì phát, chẳng thèm ai để ý tới ai.
- Thúc đẩy mối quan hệ làm ăn tốt hơn, ký hợp đồng trên bàn nhậu dễ hơn ở văn phòng.
- Tạo mối quan hệ ngoại giao tốt hơn với sếp hay đồng nghiệp, nếu có dịp đi nhậu chung.
- Rượu lúc đầu uống vào tạo cảm giác bình tĩnh và cam đảm hơn, cho nên mình dể nói thẳng những gì mình nghĩ,… nếu lỡ có quá lời thì… ta cứ đổ tại… RƯỢU. Có chút men rồi tự dưng ta thấy… ta đếch ngán 1 thằng nào nữa.
- Sau 1 ngày căng thẳng với cuộc sống, bù khú với bạn nhậu là cách xả stress hay nhất.
- Vào quán nhậu, ta được coi như… “thượng đế” với sự mời chào của các em đẹp như trên Tivi, có khăn lạnh lau mặt có người đấm bóp… giống như ông Hoàng vậy mà sao hổng chịu đi.
Vì sao dân ta nhậu nhiều? Nếu là đa số và phổ biến, hiện tượng đó có bị coi là… hiện tượng văn hoá không?
Nhậu là cách xả… xú páp, nhìn rộng hơn 10-20 năm tới, chúng ta chắc đứng đầu thế giới vì bịnh chai gan và tai nạn giao thông do rượu gây nên.
Theo CHÚNG TA
Nhậu nhẹt tràn lan - sự bế tắc của người Việt Nam?
No comments:
Post a Comment