Sunday, August 18, 2013

"Thành tỷ phú sau "một đêm" nhờ cổ vật

Vào mùa mưa bão, khi dòng hải lưu chảy mạnh cộng với sóng biển vỗ vào, người dân sống dọc ven biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thường thấy rất nhiều mảnh gốm, sứ cổ bị sóng đánh dạt vào bờ. Từ lâu, vùng biển này được người dân nhận định là có rất nhiều tàu cổ bị đắm. Hàng chục phương tiện và ngư dân làm nghề lặn hải sản ở Bình Châu đã bỏ nghề để lập đội chuyên đi săn tìm tàu cổ. Và, nhiều người đã trúng đậm và trở thành tỷ phú chỉ sau 1 đêm.


Bảo tàng cổ vật ở làng chài


Đã từ lâu, xã Bình Châu không chỉ nổi tiếng là xóm lặn biển cừ khôi nhất, mà còn nổi tiếng là “làng cổ vật” bởi trong tủ nhà nào cũng có bình, lọ, chén, bát gốm sứ với nhiều niên đại khác nhau. Những nơi có tàu cổ đắm trên biển, ngư dân địa phương đều nắm rõ tọa độ, đặc điểm, cổ vật dưới tàu.


Trong số hơn 300 thợ lặn thì có rất nhiều người “giã từ” lặn tìm hải sản để chuyển sang “săn” cổ vật. Từ nghề này, nhiều thợ lặn ở Bình Châu đã trúng bạc tỉ nhưng cũng rất nhiều người nằm lại biển khơi hoặc chân tay bị tê liệt. Thợ lặn Võ Tiến tiết lộ: “Làm nghề lặn tìm cổ vật rất nguy hiểm nhưng nếu chỉ một lần gặp hên thì coi như đổi đời. Do vậy, dù biết nguy hiểm nhưng nhiều thợ lặn vẫn ăn dầm nằm dề dưới đáy biển”.


Người dân nhận định còn nhiều tàu cổ đang bị vùi lấp tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) nên họ thường đi thăm dò và khai thác lén lút.

Người dân nhận định còn nhiều tàu cổ đang bị vùi lấp tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) nên họ thường đi thăm dò và khai thác lén lút.


Tiếp xúc nhiều với cổ vật nên dù là những ngư dân bình thường nhưng khi nhắc đến đồ cổ thì ngư dân Bình Châu nói vanh vách về xuất xứ từng loại gốm sứ, loại nào có nước men đẹp, loại nào thuộc hàng hiếm, chẳng thua kém chuyên gia cổ vật thực thụ.


Tại nhà thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng, chiếc tủ kính đầy nhóc cổ vật biển. Những chiếc hũ da trâu, những chiếc tô men Cù Lao Chàm, mâm đồng thau… Nhiều cổ vật là hàng độc mà dân đồ cổ phải thèm muốn.


Vật dụng trang trí trang trọng nhất trong nhà ngư dân Lê Sơn không có gì, ngoài cổ vật. Các ngư dân cho biết, mấy chục năm lặn biển, ai cũng mang về những cổ vật dưới đáy đại dương.


Lão ngư Nguyễn Giáp (70 tuổi), thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn kể, có khá nhiều ngư dân của làng chài đi lặn tôm, cá đã “trúng mánh” cổ vật. Họ quăng lưới đánh bắt thủy sản nhưng khi vớt lên cổ vật lại nằm gọn trong đó. Năm ngoái, trong lúc hành nghề, một ngư dân trong thôn đã vớt được nhiều khúc gỗ lim đen sì của con tàu cổ nổi trên mặt biển cách bờ chỉ vài hải lý mang về làm nhà.


Ông Giáp còn cho biết thêm, từ vùng biển thôn Châu Me kéo dài qua Châu Thuận Biển có khoảng 10 chiếc tàu cổ chứa cổ vật bị đắm chìm từ nhiều thế kỷ trước, vì thuyền buôn thường thường không đi 1 chiếc mà đi thành đoàn 5 chiếc, 10 chiếc.


Nhiều cổ vật có giá trị đã không còn nguyên vẹn do người dân khai thác, trục vớt không đúng cách.

Nhiều cổ vật có giá trị đã không còn nguyên vẹn do người dân khai thác, trục vớt không đúng cách.


“ Nhà nước nếu có trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng rà tìm có qui mô thì sẽ phát hiện được”, ông Giáp tự tin.


Liên tục phát hiện tàu cổ


Con tàu cổ được người dân phát hiện vào đêm ngày 15/8 ở vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) là con tàu thứ 3 được tìm thấy tại vùng biển này kể từ năm 1998. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi bật mí, sau khi hoàn thành khai quật con tàu cổ có niên đại 700 năm nằm cách con tàu này 200m, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều hiện vật  “lạ” bằng sành, sứ. Với các dấu tích này, chúng tôi nhận định vẫn còn con tàu cổ khác đang bị đắm ở vùng biển này. Bởi thế, UBND tỉnh Quảng Ngãi mới quyết định tiếp tục giao cho Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương mở rộng khảo sát, khảo cổ vùng biển Bình Châu.


Trước đó, vào tháng 9/2012, người dân  đã phát hiện ra con tàu cổ 700 tuổi ở vùng biển này. Hơn 4.000 cổ vật còn nguyên vẹn có niên đại từ thế kỷ thứ 13 được trục vớt. Năm 1998, sau khi ngư dân phát hiện, lặn tìm một số đồ sứ cổ của con tàu đắm cách bờ biển xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu chừng 1 km, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Xí nghiệp trục vớt cứu hộ 2 tiến hành khảo sát, tìm thấy số lượng lớn mảnh vỡ đồ sứ bát, đĩa, hũ, bình, chén… thời Minh, triều Tuyên Đức (1426-1435), thường gọi là đồ sứ Tuyên Đức, vùi lấp dưới lớp cát, đá và san hô. Đến tháng 6/1999, các chuyên gia tiếp tục phát hiện nhiều hiện vật gồm đồ đồng, đồ sứ, đồ đá, tiền cổ ghi 4 chữ Hán “Vạn Lịch Thông Bảo” và cả bộ xương ngựa…


Năm 2011, tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, ngư dân tiếp tục tìm thấy tàu cổ chìm bên trong có rất nhiều cổ vật như gốm sứ, gạch lát nền…


Cổ vật được ngư dân tranh thủ khai thác được trên con tàu cổ mới phát hiện đêm ngày 15/8 ở vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)

Cổ vật được ngư dân tranh thủ khai thác được trên con tàu cổ mới phát hiện đêm ngày 15/8 ở vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)


“Với kết quả khai quật vừa rồi và với những tàng tích trôi dạt chúng tôi nhận định khu vực này còn khá nhiều tàu cổ đắm”, Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi nhận định.


Còn theo các chuyên gia khảo cổ, trong lịch sử vùng biển xã Bình Châu dẫu không phải là thương cảng nhưng là một trong những nơi “neo đậu” tàu bè và địa điểm tụ họp của các nhà buôn phương Đông và phương Tây trước khi thâm nhập vào nội địa để buôn bán. Đây còn là con đường truyền giáo và đường gốm sứ trên biển từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, vùng eo biển này nằm chính diện hướng đông bắc, lại có nhiều đá ngầm nên thường xuất hiện những đợt sóng lừng rất nguy hiểm khiến nhiều thương thuyền neo đậu hay qua lại bị bão tố vùi lấp hoặc va vào đá ngầm.


bdbhfbhgh


Sáng ngày 17/8, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho các lực lượng dùng 240 tấm lưới sắt, 10 tấn đá chẻ phủ và giằng lên toàn bộ chiếc tàu chở cổ vật bị đắm vừa mới phát hiện đêm 15/8 để chống tình trạng người dân xâm nhập và trục vớt đồ cổ trái phép.


Đồng thời tổ chức làm hệ thống dây phao bao quanh khu vực có tàu cổ bị đắm với phạm vi 600 m2 và cảnh báo các tàu, thuyền của ngư dân không được vào neo đậu, đánh bắt. Quảng Ngãi đang chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, trong khi vị trí con tàu cổ bị đắm chỉ nằm cách bờ khoảng 50 m, vì thế nguy cơ con tàu này bị hư hỏng do thiên tai gây ra là điều khó tránh khỏi. Để bảo đảm an toàn xác tàu và các cổ vật trên tàu, tỉnh Quảng Ngãi đang nhanh chóng triển khai hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết và chọn nhà thầu để tiến hành khai quật.


Ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay: “chúng tôi sẽ sử dụng kè lá sen để vây kín rồi hút nước sạch trong khu vực tàu trước khi tiến hành khai quật. Cách làm này giống như việc khai quật con tàu 700 năm tuổi trước đó. Phương pháp này tạo thuận lợi cho các chuyên gia khảo cổ quan sát, tham gia trực tiếp việc khai quật tránh đi những mất mát, hư hỏng không cần thiết’.


 Ngọc Nhi


(BNĐT)



"Thành tỷ phú sau "một đêm" nhờ cổ vật

No comments:

Post a Comment